Cách tháo vệ sinh máy giặt Panasonic
Tháo vệ sinh máy giặt Panasonic là điều cần thiết vì bất kỳ một thiết bị điện tử nào sau một thời gian sử dụng cũng cần phải được kiểm tra lại, đặc biệt là những máy giặt cũ. Nhưng không phải ai cũng biết cách tháo vệ sinh máy giặt Panasonic cho đúng. Hôm nay Điện Máy Phát Đạt xin phép chia sẻ một vài kinh nghiệm cơ bản cho những người có nhu cầu vệ sinh máy giặt Panasonic.
Vệ sinh máy giặt Panasonic với chế độ có sẵn
Với chế độ vệ sinh máy giặt Panasonic có sẵn tại máy, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước đơn giản sau đây là đã giảm đi được hàng giờ đồng hồ cho việc lau chùi bằng tay mà lại không hiệu quả rồi.
Bước 1: Muốn sử dụng chế độ vệ sinh của máy giặt Panasonic, đầu tiên bạn bấm vào nút On/ Off để khởi động máy.
Bước 2: Sau khi máy khởi động xong, ta bấm vào nút Water Level và lựa chọn lượng nước xả vào lồng giặt tùy ý để máy giặt tự làm vệ sinh. Sau khi bạn lựa chọn xong chế độ làm sạch lồng giặt, nếu thấy đèn sáng tức là bạn đã kích hoạt chế độ làm sạch rồi.
Bước 3: Cuối cùng, bạn chỉ cần bấm nút Khởi động/ dừng để cho thiết bị hoạt động.
Như vậy là chỉ với một vài thao tác nhấn nút đơn giản là bạn đã kích hoạt được chế độ vệ sinh máy giặt Panasonic và chỉ cần đi làm việc khác và chờ đợi là chiếc máy giặt của bạn đã được làm sạch rồi.
Quy trình tháo vệ sinh máy giặt Panasonic
Bước 1:
Ngắt nguồn điện trước khi vệ sinh máy giặt, đảm bảo máy giặt không còn điện khi bạn thực hiện việc vệ sinh. Điều này để đảm bảo an toàn cho bản thân của bạn, và cũng là để đảm bảo máy giặt không bị chập điện.
Bước 2:
Thực hiện tháo lần lượt các bộ phận của máy giặt từ ngoài vào trong. Sắp xếp ngay ngắn từng phần riêng biệt tránh bị thất lạc các bộ phận. Ta thực hiện vệ sinh máy giặt từ vỏ phía bên ngoài cho đến lưới lọc bên trong, vệ sinh lưới lọc xơ vải đến vệ sinh máy bơm nước.
Bước 3:
Sau đó, ta tháo hết phần lồng giặt ra để vệ sinh, làm sạch, khử mùi cho chúng. Tăng chỉnh lại dây curoa, xiết lại những ốc bị lỏng, mỏ cò và vệ sinh mâm từ đối với các dòng máy giặt dẫn động trực tiếp inverter không dùng dây curoa. Tiếp theo ta bôi mỡ vào bộ côn – li hợp đuôi số của máy giặt.
Bước 4:
Sau khi đã vệ sinh tổng thể máy giặt xong xuôi, ta cần tiến hành lắp ráp lại các bộ phận như lúc ban đầu. Đặc biệt chú ý những bộ phận bạn đã để riêng rẽ, cần phải lắp đầy đủ không để xót ốc. Nếu không, trong quá trình sử dụng sau này, máy giặt sẽ bị rung lắc, hoạt động không ổn định, gây hỏng hóc nặng hơn.
Bước 5:
Sau khi lắp ráp lại máy giặt hoàn chỉnh, bạn cần cắm điện và khởi động lại máy giặt ngay. Để kiểm tra khả năng hoạt động của máy có bình thường không. Nếu máy có vấn đề trục trặc gì thì phải sửa chữa lại ngay.
Xem thêm: Máy giặt cũ