Cách vệ sinh máy giặt Aqua
Vệ sinh máy giặt Aqua là việc làm cần thiết đối với những hộ gia đình sử dụng thương hiệu máy giặt này. Các dòng máy giặt Aqua hiện nay đều có tính năng tự vệ sinh lồng giặt cực kỳ tiện lợi, bạn hoàn toàn yên tâm khi vệ sinh máy giặt mà không tốn nhiều thời gian và công sức. Tuy nhiên, bạn cũng cần nắm những kiến thức cơ bản về vệ sinh máy giặt thủ công để sử dụng khi cần thiết. Hôm nay Điện máy Phát Đạt sẽ chia sẻ cho các bạn một vài thủ thuật để vệ sinh máy giặt Aqua bằng tay nhé.
Tại sao cần vệ sinh máy giặt Aqua
Nếu như phần trên của bài viết giúp các bạn hiểu sơ lược về máy giặt Aqua thì phần tiếp theo sẽ giúp các bạn hiểu được tại sao chúng ta cần vệ sinh máy giặt, đặc biệt là máy giặt cũ.
Bạn đừng nghĩ rằng chiếc máy giặt của bạn hằng ngày phải tiếp xúc với các loại hóa chất tẩy rửa nên chúng sẽ được tẩy rửa theo. Nhưng trên thực tế nếu chúng ta không thường xuyên vệ sinh, bảo dưỡng máy giặt Aqua định kỳ thì máy sẽ xuống cấp, thường xuyên hỏng hóc đến khi không thể sử dụng được nữa.
Thời gian để bạn sửa chữa khi máy giặt hư hay thời gian bạn phải giặt bằng tay sẽ tốn hơn rất nhiều so với thời gian vệ sinh máy giặt. Đã vậy lại còn vô cùng mệt mỏi nữa chứ nên hãy dành chút ít thời gian để vệ sinh máy giặt của mình nhé.
Các bước vệ sinh máy giặt Aqua
Bước 1: Vệ sinh bên ngoài máy giặt
Bạn dùng giẻ lau, thấm một ít dung dịch tẩy rửa nhẹ rồi lau nhẹ nhàng bên ngoài máy giặt. Chú ý không nên chà xát quá mạnh để tránh trầy xước cho máy. Bạn cần lưu ý nên làm sạch những góc cạnh của máy vì nơi đó thường tích tụ nhiều mảng bám, bạn có thể sử dụng cọ để quét các bụi bám ở góc cạnh máy giặt
Bước 2: Vệ sinh lồng máy giặt
Mọi người thường chỉ lau bề mặt bên ngoài của máy giặt nhưng lồng giặt ẩm ướt lại là nơi vi khuẩn, nấm mốc dễ dàng tích tụ và phát triển. Bạn nên để cửa máy giặt mở thông thoáng càng nhiều càng tốt khi không sử dụng đến. Nếu kỹ tính hơn, bạn nên sử dụng các dung dịch tẩy rửa (clo, javen) hoặc giấm ăn, chanh đổ vào lồng máy giặt cùng với một ít nước nóng. Sau đó, lau chùi với chu kì 2-3 lần/tuần để máy giặt nhà bạn luôn trong tình trạng sạch sẽ nhất.
Bước 3: Vệ sinh lưới lọc van cấp nước Đầu tiên, bạn cần khóa nguồn nước cấp cho máy giặt. Sau đó, mở đầu ống dẫn nước nối với van cấp nước ra và dùng kiềm đầu nhọn để gắp lưới lọc ra khỏi van cấp nước. Hãy dùng bàn chải cọ rửa những cặn bẩn bám trên lưới và lắp lưới lọc vào vị trí cũ. Lưu ý không được vứt bỏ hoặc làm thủng lưới lọc, hạn chế làm mạnh tay làm hỏng van cấp nước.
Xem thêm: Máy giặt cũ tại Điện máy Phát Đạt
Bước 4: Vệ sinh khoang chứa nước giặt, nước xả vải Kéo ngăn chứa chất giặt và nước xả ra ngoài sau đó bạn rửa sơ qua bằng nước lạnh. Tiếp theo, bạn ngâm nó với một ít chất tẩy rửa và để lại qua đêm. Sáng hôm sau, bạn hãy sử dụng nước nóng để làm sạch chúng thêm một lần nữa.
Bước 5: Vệ sinh cửa máy giặt
Nhẹ nhàng mở phần nắp máy giặt ra, sử dụng một khăn ẩm có tẩm dung dịch tẩy rửa để làm sạch bề mặt trong lẫn ngoài của cửa máy giặt. Lưu ý: nên vệ sinh thật kỹ phần gioăng cao su xung quanh cửa máy giặt Aqua vì ở đây vi khuẩn thường tập trung rất nhiều.
Bước 6: Vệ sinh ống xả nước
Bạn nên chú ý kiểm tra phần ống xả nước của máy giặt Aqua thường xuyên. Ống này cần được lau sạch phần tiếp xúc (khớp nối) giữa ống xả nước và máy giặt, nếu thấy có hiện tượng bám cặn hãy dùng khăn và lau sạch nó đi. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý nếu ống xả nước đã quá cũ thì hãy tính đến việc nên thay thế bằng một cái ống nước mới.
Chế độ vệ sinh lồng giặt của máy giặt Aqua là gì?
Đối với máy giặt có chế độ vệ sinh lồng giặt thì cặn bột giặt, vi khuẩn hay nấm mốc gây nguy hiểm cho da sẽ được loại bỏ khi sử dụng chế độ này. Lồng giặt sẽ được quay với tốc độ cao hơn rất nhiều so với bình thường, nước sạch được đẩy cao lên đến miệng lồng giặt, các vi khuẩn, bụi bẩn hay xơ vải sẽ được cuốn theo luồng nước này và được xả trôi theo ống xả nước của máy giặt.
Đôi lúc có những xơ vải có kích thước lớn sẽ được lọc lại qua các túi lọc hay khay lọc bên trong máy giặt, bạn nên lấy chúng ra khỏi máy để đảm bảo mùi hôi hay ẩm mốc sẽ không còn, quần áo của bạn ở lần giặt tới sẽ luôn sạch sẽ, thơm tho.
Tuy nhiên, nếu máy giặt của bạn không sở hữu chế độ vệ sinh lồng giặt thì chức năng giặt ngâm cũng có thể được thay thế để vệ sinh máy hiệu quả bởi mực nước được thiết lập cao nhất, nguồn nước và nhiệt độ nước bạn có thể tùy chọn.
Những lưu ý giúp máy giặt Aqua bền hơn
Chỉ nên cho lượng chất giặt vừa đủ, việc này sẽ tránh được tình trạng chất giặt sẽ đóng cặn bên trong lồng máy khi giặt xong.
Sau khi giặt xong không để quần áo lâu trong lồng giặt, và không nên để quần áo bẩn trong lồng giặt đến ngày hôm sau mới giặt.
Mỗi lần không giặt quá nhiều quần áo, máy sẽ giặt không sạch , bị quá tải, và xả không hết chất bẩn làm cho chất bẩn sẽ lưu lại trong máy nhiều hơn.
Trước khi đưa vào máy giặt bạn nên xả hoặc chà sơ qua những quần áo bị dơ bẩn nhiều, để máy đỡ bị nhiễm mùi hôi từ quần áo bẩn.
Khi không sử dụng máy giặt bạn nên mở cửa máy giặt cho lồng giặt được thông thoáng. Sau khi giặt xong bạn lau khô lồng giặt và phần gioăng cao su, kéo ngăn chứa bột giặt và nước xả ra ngoài, nếu có bột giặt hay nước xả thừa, cần lau sạch và để khô.
Xem thêm: Cách vệ sinh máy giặt Panasonic